22 08-2018
736
HỌC CÁCH CHÀO HỎI CĂN BẢN CỦA NGƯỜI NHẬT
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên…
HỌC CÁCH CHÀO HỎI CĂN BẢN CỦA NGƯỜI NHẬT
Người Nhật luôn đề cao việc chào hỏi thông thường họ coi việc chào hỏi là văn hóa. Có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
1. Kiểu Eshaku (会釈).
Đây là kiểu ở mức độ nhẹ nhất, dùng khi chào hỏi bạn bè hoặc những người cùng cấp bậc với mình. Với kiểu Eshaku sẽ cúi đầu khoảng 15º khi chào nhau.
2. Kiểu Keirei (敬礼).
Đây là kiểu dùng để chào cấp trên, khách hàng hoặc những người lớn tuổi hơn mình. Sẽ cúi đầu khoảng 30 ~ 35º khi thực hiện kiểu chào này.
3. Kiểu Saikeirei (最敬礼).
Đây là kiểu chào lịch sự nhất, dùng để nói lời cảm ơn, lời xin lỗi hoặc thể hiện thành ý của mình với đối phương. Người Nhật sẽ cúi đầu khoảng từ 45~60º khi thực hiện kiểu chào này. Khi tiến hành chào, người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi cúi đầu chào hoặc vừa nói lời chào, vừa cúi đầu chào.
Chúng ta cần nắm bắt các qui chuẩn trong văn hóa giao tiếp với người Nhật để tránh các trường hợp gây hiều nhầm bị xem là thất lễ.
                                                                                                              Nguyễn Thu Ngân