01 08-2018
2839
LỄ HỘI OBON THÁNG 8 - Ý NGHĨA TINH THẦN RẤT LỚN TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN
Nếu như ở Việt Nam, cứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch hằng năm có Lễ Vu Lan, thì tại xứ sở Mặt trời mọc, người dân nơi đây cũng có một lễ hội mang ý nghĩa tương đồng như vậy, đó chính là Lễ hội Obon (お盆) - diễn ra vào tháng 8 Dương lịch.
 Nếu như ở Việt Nam, cứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch hằng năm có Lễ Vu Lan, thì tại xứ sở Mặt trời mọc, người dân nơi đây cũng có một lễ hội mang ý nghĩa tương đồng như vậy, đó chính là Lễ hội Obon (お盆) - một lễ hội truyền thống, có nhiều ý nghĩa, diễn ra vào tháng 8 Dương lịch. 
Lịch nghỉ Lễ Obon năm 2018 của Nhật Bản
Lịch nghỉ lễ của Lễ hội Obon Nhật Bản

 ► Lễ hội Obon – nét đẹp mang màu sắc linh thiêng và một chút huyền bí trong văn hóa Nhật Bản.

   Hằng năm, cứ vào dịp tháng 8, các gia đình ở Nhật Bản thường quây quần lại với nhau trong một kì nghỉ khá dài, gọi là kỳ nghỉ Obon. Kỳ nghỉ này thực sự là những ngày gia đình đối với những người Nhật Bản. Trong dịp này, hầu hết những người con đang ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà của mình, hoặc đi viếng mộ những người thân trong gia đình.

Lễ hội Obon Nhật Bản
 
Obon - Lễ hội được mong chờ nhất trong tháng 8 của người Nhật
Obon, lễ hội được mong chờ nhất trong tháng 8 của người dân Nhật Bản
 
   Obon là dạng viết tắt của Ullambana, có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit, có nghĩa là “treo ngược lên” và dùng để chỉ một sự giải thoát to lớn. Lễ hội Obon mang ý nghĩa là linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở lại nơi trần thế. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.
                  

 ► Lễ hội Obon – đặc sắc với những hoạt động tín ngưỡng.
 Việt Nam ta có tục đốt vàng mã để dâng đến Tổ tiên, ông bà và những người đã khuất, thì ở Nhật Bản phong tục này cũng gần như vậy. Đồ cúng của các gia đình Nhật Bản là những chiếc bánh khảo, làm từ bột gạo nhiều màu sắc cùng với những giỏ hoa quả gồm nhiều chủng loại được trình bày rất đẹp mắt. Dưa hấu là một trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất trong lễ hội.Trong dịp lễ Obon, một số lễ hội pháo hoa lớn cũng được tổ chức ở các nơi trên đất nước Nhật Bản. Lễ hội Obon hoành tráng nhất được tổ chức ở Kyoto.

Bàn thờ của người dân Nhật Bản trong lễ hội Obon
Bàn thờ trong lễ hội Obon được người Nhật chuẩn bị vô cùng tỉ mỉ
 
Obon-dana cho lễ hội Obon
 Obon - dana cho lễ hội Obon
   Trong Lễ hội Obon, người ta thường mặc trang phục truyền thống Yukata, một loại Kimono với chất liệu vải mỏng và mát.

 ► Lễ hội Obon – hình ảnh tuyệt vời giữa đêm mùa hè ở Kyoto-Cố đô Nhật Bản.
 Nhắc đến Obon, bạn không thể bỏ lỡ hình ảnh đặc biệt nhất trong lễ hội, đó là Lễ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất quay trở về trời (sau khi ghé về thăm trần thế trong dịp Obon) vào đêm 16 tháng 8. Lễ hội này thu hút rất nhiều người Nhật Bản cũng như du khách từ khắp các nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng. 
 
         Lễ dâng lửa trong lễ hội Obon Nhật Bản
 Ngọn lửa đầu tiên được thắp sáng từ chữ Đại trên ngọn núi Daimonji
    Trong Lễ dâng lửa linh thiêng này, 5 đám lửa lớn sẽ được đốt lên lần lượt ở trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng một giờ đồng hồ.
 Các đám lửa được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán ở năm ngọn núi, bắt đầu bằng ngọn núi chữ Đại (Daimonji), Diệu (Myo), Pháp (Ho), Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với Chùa Vàng, và kết thúc bằng đám lửa có hình Torii, có nghĩa là Cổng lên trời. Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc Lễ dâng lửa này, nhưng đa số cho rằng, phong tục này bắt đầu vào thời Muromachi (1336-1573).
 Vào tối ngày 16 tháng 8, ngọn lửa đầu tiên được thắp sáng từ chữ Đại trên ngọn núi Daimonji. Mỗi đám lửa sẽ được thắp sáng trong vòng 30 phút theo thứ tự lần lượt kể trên. Trong khi dâng lửa, cả những người tham gia đốt lửa và những người đi xem đều gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên qua ánh sáng của ngọn lửa. Sau khi các đám lửa đã cháy hết, các điệu múa của Lễ hội Obon sẽ được tổ chức ở chùa Yusen-ji dưới chân các ngọn núi. Các điệu múa truyền thống thường diễn ra trong khoảng một tiếng đồng hồ.

 ► Điệu múa Bon – Odori
 Điểm nhấn của Lễ hội Obon mà bạn không thể không nhắc tới đó chính là vũ điệu Bon – Odori. Vũ điệu này tương truyền được bắt nguồn từ câu chuyện của Phật tử Mokuren. Vì quá tưởng nhớ đến người mẹ qua cố, ông đã dùng phép thần thông để tìm mẹ khắp trên trời dưới đất, và cuối cùng ông đã nhìn thấy cảnh bà đang phải chịu đói khổ dưới địa ngục do những nghiệp ác, điều ích kỉ mà bà đã làm. Thương mẹ, ông đến bên Phật Tổ cầu xin, Phật đã hướng dẫn ông dâng cúng lễ vật lên chư tăng, những vị tăng nhân vừa hoàn tất ba tháng an cư kiếp hạ giới vào ngày 15 tháng 7. Mokuren đã làm theo và nhờ đó mẹ ông đã được giải thoát. Do quá cảm kích, ông đã nhảy múa một cách vui mừng. Và điệu múa Bon-Odori bắt nguồn từ đó.

 
   Nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy) là hoạt động để kết thúc Lễ hội Obon tháng 8 này. Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy)
 
    ⇒ Với ý nghĩa thiêng liêng cùng những hoạt động vô cùng đặc sắc, lễ hội Obon chính là dịp để các du học sinh tìm hiểu và khám phá nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Nếu bạn có dịp đến xứ sở hoa anh đào vào khoảng thời gian này thì đừng bỏ lỡ lễ hội đặc sắc này nhé.:):)