08 07-2019
644
NHỮNG THÓI QUEN THÚ VỊ CỦA NGƯỜI NHẬT
Là quốc gia có lịch sử lâu đời, Nhật Bản đã hình thành nên một nền văn hóa đa dạng và mang đậm tính lễ nghi. Chính vì thế, đất nước này có những phong tục đã bén rễ vào cuộc sống thường ngày từ lâu, nhưng không phải người ngoại quốc nào cũng biết hay chú ý đến, nếu bạn có đam mê với con người và đất nước Nhật Bản hãy cùng Du học Esuhai- Kaizen tìm hiểu về những thói quen thú vị của người Nhật nhé !
  • Không được mang giày vào nhà
Đây là chi tiết cơ bản nhất và luôn phải tuân thủ khi đến thăm nhà một ai đó, đặc biệt là với những gia đình người Nhật Bản. Mỗi ngôi nhà ở đất nước này thường có riêng một khu vực để giày dép ngay sau cửa ra vào. Thậm chí cả ở trường, học sinh cũng phải thay giày dép dùng trong nhà trước khi bước vào khu vực sảnh chính. Vì như thế, nếu được một người bạn ở xứ sở Mặt Trời mọc gửi lời mời đến nhà chơi thì chớ quên chút thói quen nho nhỏ này nhé.
  • Người Nhật không “ưu tiên phụ nữ”

Điều này thực ra không phải người Nhật không coi trọng phụ nữ mà chỉ đơn giản là họ khôngcó văn hóa ưu tiên phụ nữ (ladies first) như các nước phương Tây. Đàn ông Nhật thường sẽ không giữ cửa cho phụ nữ, không phải họ không ga-lăng mà vì họ cho rằng, việc giữ cửa cho phụ nữ và ga-lăng vốn không liên quan gì đến nhau cả.

  • Cúi chào khi gặp người khác
Người Nhật rất coi trọng tính lễ nghi, vậy nên việc tỏ ra lịch sự là một đức tính cần thiết để thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người khác, mà cơ bản thường thấy nhất cho biểu hiện này là thông qua các hành động cúi chào khi gặp gỡ đối tác kinh doanh, với người có vai vế lớn hơn hoặc trong nhiều trường hợp khác. Chính vì thế, nếu bạn đang công tác tại một công ty Nhật, khi gặp sếp thay vì nói:“Chào sếp” thì cứ cúi đầu là được.
  • Xếp hàng trật tự
 
Chen lấn hay xô đẩy trong khi xếp hàng là một hành vi thô lỗ và khó có thể chấp nhận tại Nhật hay bất cứ nơi nào khác. Dù trong thường hợp thiên tai, cần cứu trợ khẩn cấp, người Nhật cũng luôn tuân thủ nghiêm ngặt việc xếp hàng, do đó, bạn không nên vội vã cho dù có đến sau.
  • Sẽ có nhân viên nhồi nhét bạn vào những chuyến tàu điện
 
Những tuyến tàu điện ở các thành phố lớn Nhật Bản nổi tiếng là đông đúc và chật chội, nhất là vào các khung giờ cao điểm. Lúc đấy sẽ có rất nhiều người muốn len vào bên trong và tình hình dễ trở nên hỗn loạn. Chính vì thế, để giúp càng nhiều người lên được tàu càng tốt, sẽ có những nhân viên chuyên phụ trách việc đẩy hành khách vào những toa tàu đông đúc. Mục đích của nó là giúp cửa tàu có thể đóng hoàn toàn vì có quá nhiều người muốn đứng gần khu vực cửa ra vào.
  • Luôn nói “Itadakimasu” trước khi ăn
Đây có lẽ là thứ chúng ta dễ nhận ra nhất khi xem anime hay drama. Trước khi dùng bữa, người Nhật thường chắp tay và nói “Itadakimasu”. Câu này tương đối khó chuyển ngữ với giới hạn một dòng phụ đề của phim nên đa số biên dịch viên sẽ giữ nguyên hoặc dịch đại khái là: “Mời cả nhà xơi cơm”. Tuy nhiên, ý nghĩa thật sự của câu nói này lại là: “Cảm tạ trời đất đã ban cho con bữa ăn này” hoặc “Cảm ơn các người đã cho đi cuộc sống của mình để ta được sống”, ngoài ra nó cũng có dùng để tỏ lòng biết ơn đối với người đã làm ra bữa ăn.
  • Tạo tiếng “xì xụp” khi ăn mì

Khác với văn hóa ăn uống của phương Tây là coi trọng sự trật tự trong bữa ăn, khi ăn mì ở Nhật, bạn nên tạo tiếng “xì xụp” để thể hiện sự yêu thích với món mì mình đang ăn và tốt nhất, bạn cũng không nên để chừa lại nước dùng mà hãy uống hết.

  • Ăn bạch tuộc sống
Ẩm thực Nhật nổi tiếng với các món ăn tươi sống, trong đó có cả bạch tuộc. Các đầu bếp sẽ cắt bạch tuộc ra thành nhiều miếng nhỏ trong lúc nó vẫn còn sống, thực khách sẽ rưới các loại sốt và ăn những miếng bạch tuộc đang liên tục “uốn éo” này.
  • Tối giản không gian sống
 
Hầu hết người dân thành thị ở Nhật Bản không có phòng khách thực sự. Không gian sống hạn chế, họ cần đơn giản hóa mọi thứ có thể. Thay vì mua 20 chiếc áo T-shirt trung bình vì đang được giảm giá, người Nhật chọn mua 3 chiếc áo tuyệt vời những vừa vặn với họ.
  • Nói không với thức ăn vặt
 
Ở Nhật, người ta không ăn thức ăn vặt để chống đói hay giết thời gian. Người Nhật chỉ ăn 3 bữa mỗi ngày với đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng. Bạn sẽ khó bắt gặp một người Nhật nào vừa đi vừa ăn uống trên phố. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định, nếu bạn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong các bữa ăn chính, bạn sẽ không cần ăn thêm các bữa phụ hay thức ăn vặt để bổ sung năng lượng.
  • Chi tiêu theo nhu cầu một cách thực tế
Người Nhật có phong cách thời trang thoải mái. Họ không biến mình thành nô lệ của các xu hướng thời trang. Họ chi tiêu dựa vào nhu cầu thực tế và ưa những thứ tiện lợi cho cuộc sống và sinh hoạt. Chất lượng luôn được đề cao hơn số lượng.
 
  • Ở Nhật, đi bộ bên trái hay bên phải?
Khi bạn đi bộ trên đường, bạn phải đi ở phần đường dành cho người đi bộ. Nếu không có vạch kẻ đường phải đi bên phải, ô tô sẽ đi ở phía bên trái đường. Khi qua đường, hãy đi theo chỉ dẫn hoặc đèn tín hiệu và đi trên vạch kẻ đường cho người đi bộ. Xe đạp phải đi bên trái.
  • Xe đạp không có đèn chính là nguyên nhân gây tai nạn
Khi bạn lái xe đạp vào buổi tối mà không bật đèn, cảnh sát sẽ thường đưa ra các cảnh báo cho bạn. Nếu họ nhận ra bạn không phải người Nhật, họ sẽ yêu cầu bạn xuất trình hộ chiếu, Và chắc chắn rồi, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái phải không nào? Vì vậy, hãy nhớ rằng: Hãy nhớ bật đèn khi tham gia giao thông vào buổi tối nhé.
Văn hóa chờ tàu?
Khi chờ tàu, hãy nhớ xếp thành hàng. Sau khi tàu dừng lại, nhớ chờ cho tất cả hành khách xuống trước rồi mới bước lên tàu bạn nhé.
  •  Đừng làm ồn
Đừng làm ồn! Bạn cũng không nên nghe điện thoại trên tàu, cũng không nên nói chuyện khi đang đi tàu. Tại sao lại như vậy? Vì người Nhật luôn ý thức rằng, việc nói chuyện ở nơi công cộng sẽ gây ảnh hưởng đến người khác, và khiến họ khó chịu. Đó chính là một trong những điều đặc biệt trong văn hóa Nhật, mà bạn sẽ nhận ra ngay trong những ngày đầu đến xứ sở hoa anh đào này. 
  • Sử dụng thang cuốn ở Nhật như thế nào?
Ở Tokyo (vùng Kanto), khi bạn sử dụng thang cuốn, hãy đứng phía bên trái. Bởi, bên phải dành cho những người đang vội – Nó giống như một “làn đường nhanh”. Thực tế, điều này không bắt buộc, nhưng mọi người đều tự giác thực hiện. Vì vậy, khi ở Tokyo hãy nhớ: Bên phải thang cuốn là làn đường nhanh!
Ở Osaka (vùng Kansai) lại ngược lại , mọi người đi bên phải và dành “làn đường nhanh” phía bên tay trái.
 
  • Bỏ rác
Ở Nhật Bản, có rất nhiều quy tắc làm thế nào để bỏ rác phụ thuộc vào từng vùng. Hãy hỏi chủ hộ hoặc những hàng xóm để biết chi tiết cụ thể.
  • Khu vực hút thuốc
Khi ở Nhật, bạn cần lưu ý: Hút thuốc ở khu vực được hút thuốc. Ở một số nơi, bạn sẽ được hút thuốc khi đang đi bộ. Tuy nhiên, có nhiều nơi lại khác. Vì vậy, hãy lưu ý các biển báo để tránh vi phạm và làm phiền người khác.
  • Mua hoa quả
Khi bạn mua hoa quả ở siêu thị, đừng bóp hoặc ấn chúng, bởi hoa quả sẽ hỏng ở các điểm bị ấn vào. Vì vậy, nếu bạn muốn biết độ tươi của chúng, hãy hỏi nhân viên siêu thị.
 
 
Du học Esuhai- Kaizen tin rằng bạn sẽ chủ động hòa nhập cuộc sống khi Du học Nhật Bản hơn. Tuy nhỏ nhưng là thói quen và hành động tốt và giúp bạn rèn luyện ý thức vì cộng đồng. Đó là lý do vì sao Nhật Bản luôn được ca tụng và nể phục vì tác phong và thái độ. 
                                                                                                       Du học Esuhai- Kaizen 
                                                                                                             Nguồn sưu tầm